Cửa kính thuỷ lực là loại cửa chủ yếu ứng dụng hoạt động như pit-tông dầu của bản lề thuỷ lực hay bản lề âm sàn giúp cửa có thể tự động đóng lại sau khi mở ra. Mẫu cửa này chính là kiểu cửa kính cường lực mở quay được ứng dụng nhiều trong các công trình lớn nhỏ hiện nay.
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao không gọi là cửa kính cường lực mà lại là cửa kính thủy lực? Có phải kính được sản xuất nhờ công đoạn thủy lực hay không? cửa kính thủy lực là gì? Để trả lười cho những câu hỏi này, Kính Bùi Phát xin đưa ra cấu tạo và giải thích rõ về cửa thủy lực trong bài viết dưới đây.
Cửa thủy lực là mẫu cửa đặc trưng cho việc đóng mở nhờ bản lề thủy lực. Với kết cấu nhờ những tấm kính cường lực rất bền thì cửa thủy lực có rất nhiều đặc tính nổi trội và khác biệt so với các mẫu kính thường.
Cửa thủy lực gồm 2 bộ phận chính: kính cường lực và bản lề thủy lực. Vì vậy cửa kính thủy lực chính là lấy tên từ bản lề thủy lực của cửa. Bản lề thủy lực là bản lề hoạt động dựa trên nguyên lý hoạt động của dòng thủy lực nên khi đóng mở cửa rất êm dịu.
– Mặt cửa: Cửa thuỷ lực thường dùng loại cửa kính cường lực, hoặc để tiết kiệm chi phí hơn thì quý khách có thể lựa chọn loại cửa kính an toàn hoặc cửa kính thường.
– Bản lề thuỷ lực: Bộ phận quan trọng nhất và thành phần chủ yếu của cửa kính, vì nó vừa làm trụ đỡ phần kính, vừa giúp cửa đóng mở nhịp nhàng và còn có tác dụng giúp cửa trở về trạng thái đóng lại khi có lực tác động vào.
– Ngỗng cửa liên kết phụ kiện và mặt kính hoặc vách cố định.
– Các loại Kẹp trên, Kẹp dưới và kẹp L: Loại kẹp bề mặt cua kinh và tường/vách dựng, phối hợp với ngỗng cửa.
– Khoá sàn: Kiểu khoá được chế tạo ở phía dưới cửa, mặt sàn.
– Tay nắm: Hỗ trợ kéo/đẩy cửa kính thuỷ lực.
Tuỳ theo nhu cầu và vị trí lắp đặt của người dùng, với thiết kế cửa trong nhà, trong ngõ, lối đi phụ thì thường dùng loại cửa kính thuỷ lực có độ dày 10mm-12mm.
Còn với cửa kính mặt tiền hoặc trong sảnh lớn, yêu cầu độ an toàn cao hơn thì dùng kính 12mm-15mm cường lực để tránh trường hợp võng cửa, tránh rung và chịu được tác động lực cao.
Dựa theo tiêu chí số lượng cánh cửa, cửa kính thường được chia ra làm hai loại:
– Cửa kính thuỷ lực 1 cánh: Mẫu cửa này phù hợp với kiểu cửa diện tích nhỏ, như cửa phòng trong nhà, trong căn hộ, cửa lối đi hẹp. Cửa kính phòng tắm cũng là một lựa chọn ưa chuộng vì vừa tạo cảm giác thoáng đãng, vừa kết hợp thành phần khác chống tràn nước, giúp phòng vệ sinh luôn sạch sẽ.
– Cửa kính thuỷ lực 2 cánh mở quay: Tính ứng dụng cao nhất, thích hợp làm cửa kính mặt tiền nhà ở, cửa hàng tiện lợi hoặc cửa đi chính trong các toà nhà, cao ốc cao cấp.
***Dựa theo tiêu chí khung cửa, chia làm hai loại: Có khung và không khung
– Cửa thuỷ lực có khung: Sử dụng khung nẹp quanh vách kính, thường là các loại khung bằng nhôm, gỗ, inox, sắt. Kiểu thiết kế này nhìn thì cảm giác cửa chắc chắn hơn, tuy nhiên tính thẩm mỹ lại không được đánh giá cao.
– Cửa thuỷ lực không có khung: Dùng kính cường lực và các phụ kiện chuyên dụng để giúp cố định cửa. Kiểu cửa này giúp mặt tiền sáng và sang hơn, không bị khung cửa cản trở tầm nhìn.
Cửa kính thủy lực 8 mm
Cửa kính thủy lực 10 mm
Cửa kính thủy lực 12 mm
Cửa kính thủy lực 15 mm
Cửa kính thủy lực 1 cánh
Cửa kính thủy lực 2 cánh
Cửa kính thủy lực 4 cánh
Cửa kính thủy lực văn phòng
Cửa kính thủy lực nhà hàng, khách sạn
Cửa kính thủy lực gia đình
Cửa kính thủy lực cửa hàng, showroom…
Cửa kính thủy lực trong suốt
Cửa kính thủy lực kính mờ
Cửa kính thủy lực kính hoa văn
– Đặc điểm cửa là cường lực nên có độ bền cao, chịu được lực va đập mạnh
– Hiệu quả cách âm cực cao
– Chống nhiệt tốt, cua kinh có thể chịu được chênh lệch 60 độ C hai bên cửa
– Tạo được nguồn sáng tự nhiên và có thể nhìn được bao quát qua hai bên cửa kính
– Cửa có thể mở ra và dừng một lát ở góc đến 125 độ tuỳ bản lề, không cần giữ, chèn cửa
– Dễ dàng lau chùi